Ngày 16/8, tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm tìm các giải pháp bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh.
Tại buổi làm việc, nhiều đại biểu cho rằng cây sâm Ngọc Linh là loại sâm quý, là 1 trong 4 loại sâm quý nhất trên thế giới với nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe con người. Do vậy, tỉnh Kon Tum nói riêng và Việt Nam cần thực hiện các giải pháp cấp thiết để cây sâm Ngọc Linh có “chỗ đứng” trên thế giới.
Tỉnh Kon Tum tiếp tục hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai dự án “hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất, xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia sâm Ngọc Linh". Đây cũng là dự án đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 6/2013.
Theo đó, từ nay đến năm 2022, dự án sẽ đầu tư khoa học công nghệ để xây dựng và hoàn thiện quy trình nhân giống tạo ra số lượng cây giống lớn, dự kiến từ 4-5 triệu cây giống/năm; hoàn thiện quy trình công nghệ canh tác và mở rộng diện tích trồng sâm, đến năm 2022 sẽ đạt từ 800-1.000ha sâm.
Bên cạnh đó, dự án còn hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến, xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm cây sâm Ngọc Linh; áp dụng các công nghệ mới trong thu hoạch, bảo quản, chiết xuất nhằm tạo được các sản phẩm có giá trị cao; xây dựng nhà máy chế biến với quy trình công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Ngoài ra, Dự án còn đưa ra giải pháp để xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm của cây sâm Ngọc Linh và được bảo hộ trên thế giới; bảo vệ cùng với việc chống hàng giả cho hương hiệu sâm.
Dự án được chia thành 3 giai đoạn với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 567 tỷ đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét